Năm 1925, khi thực dân Pháp mở trường Mỹ thuật Đông Dương, tranh son dau bắt đầu du nhập vào nước ta. Hai vị giáo sư người Pháp tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thời bấy giờ là Victor Tardieu và Joseph Inguimberty chỉ dạy học trò cách vẽ tranh sơn dầu đơn thuần. Họ đã không tin người Việt Nam có thể thành công với thứ chất liệu tương đối khó này. Sơn dầu là chất liệu vẽ tranh mới du nhập vào Việt Nam, nhưng nó khiến người phương Tây bất ngờ vì xuất hiện nhiều họa sĩ tranh son dau Viet Nam thành công, tiêu biểu như : Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái …
Trần Văn Cẩn vẽ bức “Em Thúy” dựa theo phong cách của họa sĩ Hà Lan Vermeer de Delft. Lưu Văn Sìn vẽ bức “Anh thanh niên Thổ và con ngựa hồng” trong ánh sáng màu sắc và tự nhiên. Nguyễn Tư Nghiêm sử dụng sự tương phản giữa màu trắng và màu xanh lục trong bức “Người gác Văn Miếu”. Nguyễn Sáng chủ yếu khai thác đề tài đấu tranh Giành độc lập dân tộc. Bùi Xuân Phái làm mê hoặc giới sành mỹ thuật với những cảnh quan phố cổ Hà Nội.
Tô Ngọc Vân được coi là bậc thầy về Nghệ thuật tranh son dau Việt Nam. Sơn dầu giúp ông ghi lại những khoảnh khắc đẹp của phong cảnh thiên nhiên. Ông sử dụng gam màu sắc cao nhất để tạo ra vẻ đẹp bí ẩn của núi Ba Vì và sông Đà. Trong một thời gian ngắn, ông vẽ nhiều tranh sơn dầu về Vịnh Hạ Long, Chùa Hương, các vị sư sãi ở Phnôm Pênh và cảnh nông dân cày cấy trên ruộng đồng. Một số tranh kinh điển của ông là “Thiếu nữ bên hoa huệ”, “Thiếu nữ bên hoa sen”, “Buổi trưa”, “Thiếu nữ tựa kỷ”, “Dưới bóng nắng”, “Hai thiếu nữ và em bé”. Năm 1939, ông trở thành giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và góp phần đào tạo nên thế hệ họa sĩ tài năng đầu tiên như Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Huỳnh Văn Gấm, Mai Văn Hiến và Phan Kế An. Những họa sĩ tranh sơn dầu khác như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Trần Văn Cẩn, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Đình Đăng … cũng tạo ra tác phẩm có giá trị nghệ thuật lớn.
Do hậu quả của sự tàn phá trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mà tranh sơn dầu Việt Nam chưa có điều kiện phát triển trở nên thực sự chuyên nghiệp. Cho đến nay, sơn dầu đang trở thành một chất liệu chủ đạo của nền hội hoạ Việt Nam và là nền tảng cho các họa sỹ trẻ sáng tạo nên những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật đích thức, là món ăn tinh thần cho những người yêu nghệ thuật hội họa.
( Nguồn : www.tranh360.com )